Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tphcm

Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tphcm

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng ở tphcm

Thuốc Isosorbid ngăn ngừa, điều trị bệnh tim

Thuốc Isosorbid có cơ chế hoạt động bằng cách gây giãn các cơ trơn trong cơ thể (có tác dụng với cả động mạch và tĩnh mạch lớn) mở rộng mạch máu, có khả năng giảm công năng tim và giảm sử dụng oxy cơ tim. Do đó, thuốc có tác dụng trong ngăn chặn được các cơn đau thắt ngực ở những bệnh nhân bị bệnh động mạch vành.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC ISOSORBID

 Isosorbid dinitrat có tác dụng giãn mạch toàn thân trực tiếp, làm lưu lượng máu trong động mạch vành tăng lên tạm thời, giảm lưu lượng tim, giảm sức cản ngoại biên và lưu lượng tâm thu… do đó thuốc còn có tác dụng là hạ huyết áp.

Thuốc còn có tác dụng cản trở fibrinogen bám vào tiểu cầu hình thành khối huyết, do đó sẽ chống được tình trạng ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu)

Isosorbid còn có tác dụng làm giãn các cơ trơn ở hệ tiết niệu - sinh dục, cơ trơn đường tiêu hóa, cơ trơn phế quản, cơ trơn đường mật… và đối kháng với tác dụng co thắt của acetylcholine và histamine.

Lưu ý: Thuốc Isosorbid không có khả năng làm giảm đau trực tiếp, nên bệnh nhân trao đổi trực tiếp với chuyên gia y tế/ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Để sử dụng thuốc đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

➤ Chỉ định điều trị

Thuốc Isosorbid được bác sĩ chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau thắt ngực ngoại thể, cơn đau thắt ngực Prinzmetal

+ Điều trị nhồi máu cơ tim

+ Điều trị tăng huyết áp

+ Điều trị bệnh lý suy tim sung huyết (có tăng áp lực mao mạch phổi)

**Ngoài ra, thuốc còn được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp khác, nếu người bệnh có ý định sử dụng thì nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chính xác, cụ thể.

➤ Chống chỉ định

Thuốc Isosorbid được khuyến cáo chống chỉ định đối với những đối tượng sau:

+ Có triệu chứng trụy tim mạch, bệnh cơ tim tắc nghẽn, viêm màng tim ngoài cơ thắt, nhồi máu cơ tim thất phải..

+ Bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ

+ Bệnh nhân huyết áp thấp (huyết áp tối đa dưới 100mmHg)

+ Bệnh nhân bị thiếu máu nặng

+ Mắc bệnh Glocom - Tăng nhãn áp.

+ Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc, đặc biệt là các nitrat hữu cơ

+ Tăng áp lực nội sọ

** Bệnh nhân cần thông báo toàn bộ tiền sử bệnh lý, các vấn đề về sức khỏe hiện tại mà bạn gặp phải… để được cân nhắc trước khi sử dụng thuốc Isosorbid.

Thuốc Isosorbid được bào chế ở nhiều dạng khác nhau (dạng viên nén uống, viên nén nhai) với hàm lượng, tác dụng khác nhau. Bệnh nhân phải tham khảo bác sĩ sử dụng loại thuốc phù hợp với mục đích điều trị để đảm bảo an toàn:

Dung dịch khí dung – hàm lượng 1.25mg

Viên nang (tác dụng kéo dài) – hàm lượng 20mg, 40mg

Viên nén – hàm lượng 5mg, 10mg, 20mg, 40mg, 60mg

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC ISOSORBID

➤ Tác dụng phụ

Theo khuyến cáo, trong thời gian sử dụng thuốc isosorbid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

+ Bệnh nhân bị đau đầu (do tăng áp lực sọ), hoa mắt, chóng mặt

+ Tăng nhãn áp, hạ huyết áp. Một số trường hợp bị rối loạn nhịp tim (lúc đập nhanh, lúc đập chậm)

+ Tác dụng phụ biểu hiện ngoài da: Gây đỏ bừng vùng cổ, mặt, ngực; viêm da tróc vảy, nổi ban, ngứa da…

+ Xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn…

+ Đối với các trường hợp dị ứng ở mức độ nặng có thể dẫn đến nổi mề đay, sưng miệng/mắt/môi/lưỡi, khó thở hoặc sau khi uống thuốc có cảm giác đau tức ngực nghiêm trọng hơn.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc ngay và đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, hướng dẫn xử lý kịp thời.

➤ Tương tác thuốc

Khi có ý định sử dụng thuốc Isosorbid cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, bởi thuốc có khả năng xảy ra tương tác với một số loại thuốc và đồ uống như: rượu, Disopyramid phosphate… bởi có thể làm tăng tác dụng giãn tĩnh mạch, tăng nguy cơ hạ huyết áp, ức chế khả năng hòa tan thuốc...

Narihealthy

Share this post

Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:

Comment on this post

Follow my blog with Bloglovin